-
Trang chủ
-
Chanh Leo sang Châu Âu theo Hiệp định EVFTA
Ngày đăng: 16/09/2020Lượt xem: 5571Chanh leo nói riêng và ngành trái cây nói chung trong những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh cả về kim ngạch xuất khẩu lẫn mở rộng thị trường. Hiện đã có khoảng 40 loại rau quả Việt Nam được xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những thị trường truyền thống, trái cây Việt đã từng bước khẳng định chất lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand....Hình ảnh Lễ công bố xuất khẩu lô chanh leo sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA
Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của rau, quả Việt Nam. Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam bằng việc xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả. Mức cam kết này của EU sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam, đặc biệt trong cạnh tranh nhập khẩu vào EU với các nước có cùng ngành hàng về rau quả chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...Đây là cơ hội to lớn cho xuất khẩu Rau quả của Việt Nam vào thị trường này.
Ở Việt Nam, Chanh leo hiện có vị trí thứ 17 trong số các loài cây ăn quả có quy mô diện tích sản xuất lớn trên 10 nghìn ha và dần phát triển rộng ra nhiều tỉnh trong cả nước, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Trong 5 năm qua, Việt Nam đã nổi lên như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu chanh leo hàng đầu khu vực và thế giới do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và nhu cầu gia tăng về chanh leo và các sản phẩm chế biến từ chanh leo trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường cao cấp. Do đó, tiềm năng xuất khẩu Chanh leo của Việt Nam còn rất lớn.
Từ 2015 - 2019, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh leo đã tăng hơn 300% đưa Việt Nam vào top các quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất trên thế giới như Brazil, Peru, Ecuador, … Năm 2019, các sản phẩm chế biến từ chanh leo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao (trên 65% tổng giá trị chanh leo xuất khẩu) và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong các loại trái cây (tăng hơn 50% so với 2018).
Hiện chanh leo Việt Nam đã xuất khẩu tới cả các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch và an toàn thực phẩm như Pháp, Đức, Hồng Kông, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Thụy Sĩ, ….. ; Bộ Nông nghiệp và PTNT đang đàm phán mở cửa thị trường cho chanh leo quả tươi vào các thị trường lớn khác như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, …
Ngày hôm nay ngày 16/9/2020 tại Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - một trong những doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đặc biệt trái cây. Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai làm lễ công bố xuất khẩu lô chanh leo sang thịtrường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020. Đây là thời cơ nhưng cũng là những thách thức to lớn đòi hỏi từ người dân, doanh nghiệp, hiệp hội, chính quyền địa phương phải vào cuộc để việc phát triển chanh leo nói riêng, cây ăn quả nói chung được bền vững mang lại hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp.
Trước hết các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cần tận dụng thời cơ, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để tiếp tục cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, đảm đảm chất lượng, truy xuất nguồn gốc, giữ được chữ tín với thị trường EU nhằm xuất khẩu mang lại giá trị cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Các địa phương trong đó có tỉnh Gia Lai tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến rau quả (chanh leo) tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy chế biến sâu, tham gia liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người dân; Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động và có chính sách của địa phương người dân sản xuất đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm, các sản phẩm được chứng nhận theo yêu cầu của EU; Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, tuân thủ các quy định của pháp luật về giống, vật tư nông nghiệp và sở hữu trí tuệ để các sản phẩm rau quả (chanh leo) được phát triển bền vững, hiệu quả trên địa phương mình.
Chỉ có như vậy chúng ta mới dám nghĩ đến những lợi ích phía trước của Hiệp định EVFAT mang lại cho cây chanh leo và ngành rau quả Việt Nam trong tương lai.TS. Nguyễn Quốc MạnhCùng chuyên mục:
- THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Liên kết website
- THỐNG KÊ TRUY CẬP
-
Đang online: 1658 Hôm nay: 2058 Tổng lượt truy cập: 18607754
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?Đầy đủ, phong phúTạm đượcCần bổ sungBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1757 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Đầy đủ, phong phú | 50,8 50,8% |
893 phiếu | |
Tạm được | 6,6 6,6% |
116 phiếu | |
Cần bổ sung | 42,6 42,6% |
748 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt