• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Quy chế làm việc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Tin tức thị trường
    • Khoa học công nghệ
  • Chỉ đạo sản xuất
    • Tình hình sản xuất
    • Tiến độ sản xuất
    • Văn bản chỉ đạo
  • Dữ liệu trồng trọt
    • Sản xuất
    • Quy hoạch, kế hoạch
    • Sản xuất an toàn
    • Đất nông nghiệp và môi trường
    • Vùng sản xuất tập trung
    • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Hợp tác quốc tế
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
    • Luật
    • Pháp lệnh
    • Nghị định
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Thông báo
    • Văn bản khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI CÁC TỈNH PHÍA BẮC

    Ngày đăng: 11/11/2020
    Lượt xem: 733
    Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là cây ăn quả phổ biến, có mặt trong sản xuất tại khắp các vùng, địa phương trong cả nước. Cho đến nay, tại nhiều địa phương nước ta đã hình thành các vùng sản xuất cây có múi hàng hóa quy mô lớn, tập trung như: Vùng TDMNPB: cam Hà Giang (huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên), Tuyên Quang (huyện Hàm Yên), Hòa Bình (huyện Cao Phong), Bắc Giang (huyện Lục Ngạn); bưởi Phú Thọ (huyện Đoan Hùng, Phù Ninh), Bắc Giang (huyện Lục Ngạn), Hoà Bình (huyện Cao Phong, Lương Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi), Tuyên Quang (huyện Yên Sơn, Hàm Yên); quýt Bắc Kạn (huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ngân Sơn), Lạng Sơn (huyện Bắc Sơn)...; Vùng BTB: cam Nghệ An (huyện Quỳ Hợp, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Con Cuông), Hà Tĩnh (huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh); bưởi Hà Tĩnh (huyện Hương Khê, Hương Sơn), Thanh Hoá (huyện Thọ Xuân, Như Xuân, Thạch Thành)...; Vùng ĐBSH: cam Hưng Yên (huyện Khoái Châu, Kim Động, TP Hưng Yên, Văn Lâm); bưởi Hà Nội (huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ
    1. Hiện trạng sản xuất
    Diện tích, sản lượng cây có múi cả nước liên tục tăng trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao; trong đó tại phía Bắc, trong 10 năm từ 2009 đến 2019, tốc độ tăng trưởng cây có múi bình quân 10%/năm về diện tích (tương ứng 7,3 nghìn ha/năm), 12,5%/năm về sản lượng (69,4 nghìn tấn/năm).
    Cây có múi hiện là nhóm cây ăn quả có diện tích, sản lượng lớn nhất trong sản xuất cây ăn quả nước ta nói chung và các tỉnh phía Bắc nói riêng: Tổng diện tích cây có múi cả nước đến hết năm 2019 đạt 256,86 nghìn ha, chiếm 24,07% tổng diện tích cây ăn quả; tiếp theo lần lượt là nhóm nhãn, vải, chôm chôm (14,97%); chuối (14,06%); xoài (9,83%)....; Tổng sản lượng quả có múi đạt hơn 2,46 triệu tấn; tiếp theo lần lượt là chuối (2,2 triệu tấn); thanh long (1,25 triệu tấn); vải, nhãn, chôm chôm (1,15 triệu tấn)…. Riêng các tỉnh phía Bắc: tổng diện tích cây có múi 121,97 nghìn ha, chiếm 47,5% so cả nước; chiếm 29,09% so tổng diện tích cây ăn quả Miền Bắc; tiếp theo lần lượt là nhóm cây vải, nhãn (23,84%); chuối (16,41%); xoài (5,67%).....
    Cam, bưởi, chanh, quýt cũng thuộc nhóm 15 loại quả chủ lực, có diện tích lớn nhất (trên 20 nghìn ha mỗi loại) của nước ta (lần lượt gồm: Chuối, xoài, cam, bưởi, nhãn, thanh long, sẩu riêng, vải, dứa, mít, chanh, na, chôm chôm, quýt, bơ).
    Cơ cấu chủng loại: Cam và bưởi hiện có diện tích lớn nhất trong sản xuất cây có múi nước ta (khoảng 38% mỗi loại), tiếp theo là chanh (15,1%) và quýt (8,6%). Riêng tại phía Bắc, diện tích trồng cam chiếm gần 45,6%, bưởi chiếm 40,2%, quýt 7,4% và chanh 7,9% trong cơ cấu diện tích cây có múi toàn vùng.
    Một số tồn tại, hạn chế chủ yếu trong việc phát triển cây có múi:
    Cùng với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, sản xuất cây có múi nước ta nói chung, Miền Bắc nói riêng đang đứng trước một số hạn chế, thách thức, chủ yếu là:
    Cơ cấu giống địa phương là chủ yếu, trong đó nhiều giống có mẫu mã, chất lượng chưa cao, giống thoái hóa, có nhiều hạt, làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm ăn tươi, khó khăn cho công nghiệp chế biến.
    Tỷ lệ cây giống lưu hành trong sản xuất được kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng, sạch bệnh chưa cao;  
    Tác động của biến đổi khí hậu (khô hạn, mưa bão, ngập lụt,…), nhiều đối tượng sâu bệnh hại (với trên 30 loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng lá Greening, vàng lá thối rễ, thối rụng quả…) xuất hiện, gây hại tại khắp các vùng trồng cây có múi, nhất là tại các vùng phát triển tự phát,  ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, quản lý ATTP, tuổi thọ vườn cây và làm tăng chi phí đầu tư, chăm sóc;
    Ứng dụng TBKT chưa được phổ biến rộng rãi, thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác còn những bất cập như:
    Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV hóa học, nguy cơ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, bùng phát dịch hại và ảnh hưởng chất lượng, ATTP; có nơi, có lúc người tiêu dùng giảm lòng tin, quay lưng với sản phẩm làm cho giá cả giảm mạnh.
    Kỹ thuật cắt tỉa chưa được áp dụng phổ biến, hiệu quả trong sản xuất cây có múi, làm cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại, giảm chất lượng và độ đồng đều của quả...;
    Trồng cam trên vùng đồi núi (đặc biệt là tại các tỉnh vùng BTB, TDMNPB) nhiều diện tích có độ dốc lớn, không thiết kế đường đồng mức phù hợp, khó khăn cho canh tác, thu hái...
    Giá thành sản xuất còn khá cao, làm giảm sức cạnh tranh, nguyên nhân cơ bản là: năng suất còn thấp và chưa ổn định; chuỗi giá trị còn quá nhiều khâu trung gian, chủ yếu là thương lái, chưa hợp lý về phân chia lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận cho người nông dân trực tiếp sản xuất.
    2. Định hướng phát triển
    Triển khai thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Quyết định 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 Phê duyệt Đề án phát triển ngành Trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
    Phát triển sản xuất cây ăn quả có múi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu; chú trọng các giống đặc sản địa phương, có lợi thế cạnh tranh cao ở từng địa phương.
    Tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), 100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo ATTP, có mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc;
    Nâng cao tỷ lệ sản phẩm được chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ), chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa;
    Phát triển sản xuất cây có múi (đặc biệt là cam) gắn với phát triển công nghiệp chế biến.
    TS. Nguyễn Quốc Mạnh
    Cùng chuyên mục:
    Rau giảm giá theo 'quy luật', sẽ sớm tăng trở lại
    Sơ kết sản xuất vụ Hè Thu 2017 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, Mùa 2017 tại Đông Nam bộ (ĐNB) và ĐBSCL
    Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
    Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
    Dưa hấu Sunny và AD 779, niềm hy vọng mới
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Cây trồng
    • Cây lương thực, thực phẩm
    • Cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Cây dược liệu
    • Cây đầu dòng
    • Bảo hộ giống cây trồng
    • Giống được phép SXKD
  • Chất lượng
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
    • Phòng Thử Nghiệm
    • Tổ chức chứng nhận
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
    • Đất nông nghiệp
      • Đất cây hàng năm
      • Đất trồng lúa
      • Đất cây lâu năm
        • Đất cây công nghiệp lâu năm
        • Đất cây ăn quả lâu năm
      • Chuyển đổi đất trồng lúa
        • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
        • Chuyển đổi sang phi nông nghiệp
    • Môi trường
  • Thông báo
  • Thông báo thi tuyển công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành
  • DANH SÁCH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DO CỤC TRỒNG TRỌT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM VÀ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐẾN NGÀY 01/10/2020
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) DUS: Chuối, Cà phê.
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Giả mạo Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách các tổ chức thử nghiệm (đến ngày 31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận giống cây trồng (31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP
  • Dự thảo góp ý Thông tư Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
  • Thông báo các Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quyết định số 2952/QĐ-BNN-TT ngày 25/7/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai đường Hi-Brix 53)
  • Quyết định số 1980/QĐ-BNN-TT ngày 30/5/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai Pioneer Brand P4124)
  • Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý dự thảo TCVN
  • Công văn số 351/TT-VP ngày 09/4/2018 về việc thực hiện Hải quan một cửa quốc gia và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Cục Trồng trọt
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Luật Trồng trọt
  • ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai
  • Lúa gạo chớp thời cơ thuận lợi vụ thu đông
  • Ngành điều hướng tới nâng cao chất lượng
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 6/6/2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Quyết định Công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới cho giống lúa Đài Thơm 8
  • Quyết định Công nhận sản xuất thử cho 02 giống ngô và công nhận chính thức cho 05 giống ngô.
  • Công văn 65/TT-CLT ngày 19/01/2017 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng (Đến ngày 16/01/2017)
  • Hướng dẫn đánh giá phân loại công chức
  • Danh sách Phòng Thử nghiệm giống cây trồng (đến 16.01.2017)
  • Danh sách các phòng thử nghiệm giống cây trồng đến ngày 10.10.2016
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 10/10/2016
  • Thông báo số 4908/TB-BNN-VP ngày 15/6/2017 của Bộ NN&PTNT về việc thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững năm 2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
  • Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
  • Đánh giá kết quả duy trì hạt bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1 vụ đông xuân 2016 - 2017
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Trồng trọt tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2019
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
  • Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
  • Sẽ có Đề án sản xuất nông nghiệp hữu cơ
  • Hội thảo Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
  • Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Khai trương "Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
  • Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"
  • Triển khai dịch vụ công trực tuyến phải có hành động và khởi sắc cụ thể
  • Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017
  • Vụ lúa đông xuân 2016-2017 ở Miền Bắc, một số vấn đề cần lưu ý
  • Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
  • Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
  • Công văn 2399/TT-CLT ngày 23/12/2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Đông 2016 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • BẢN ĐỒ ĐẤT VIỆT NAM
    SOIL MAP OF VIET NAM
    Tỉ lệ (Scale) 1:1000000
  • THÔNG TIN HỮU ÍCH
  • Liên kết website
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 117
    Hôm nay: 1633
    Tổng lượt truy cập: 11266962
  • Thăm dò ý kiến
  • Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
    Đầy đủ, phong phú
    Tạm được
    Cần bổ sung
    Bình chọn
    Kết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1219 phiếu
Đầy đủ, phong phú
72,4
 72,4%
883  phiếu
Tạm được
9
 9%
110  phiếu
Cần bổ sung
18,5
 18,5%
226  phiếu
  • Thông tin
  • Giá vàng Tỉ giá USD
    Thời tiết Chứng khoán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn


© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt