-
Cây trồng
-
Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là cây ăn quả phổ biến, có mặt trong sản xuất tại khắp các vùng, địa phương trong cả nước. Cho đến nay, tại nhiều địa phương nước ta đã hình thành các vùng sản xuất cây có múi hàng hóa quy mô lớn, tập trung như: Vùng TDMNPB: cam Hà Giang (huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên), Tuyên Quang (huyện Hàm Yên), Hòa Bình (huyện Cao Phong), Bắc Giang (huyện Lục Ngạn); bưởi Phú Thọ (huyện Đoan Hùng, Phù Ninh), Bắc Giang (huyện Lục Ngạn), Hoà Bình (huyện Cao Phong, Lương Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi), Tuyên Quang (huyện Yên Sơn, Hàm Yên); quýt Bắc Kạn (huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ngân Sơn), Lạng Sơn (huyện Bắc Sơn)...; Vùng BTB: cam Nghệ An (huyện Quỳ Hợp, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Con Cuông), Hà Tĩnh (huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh); bưởi Hà Tĩnh (huyện Hương Khê, Hương Sơn), Thanh Hoá (huyện Thọ Xuân, Như Xuân, Thạch Thành)...; Vùng ĐBSH: cam Hưng Yên (huyện Khoái Châu, Kim Động, TP Hưng Yên, Văn Lâm); bưởi Hà Nội (huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ
Ngày 10/11/2020, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ. Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo các Cục, vụ thuộc Bộ NN&PTNT và đại diện các Sở NN&PTNT 22 tỉnh phía Bắc.
Tái cơ cấu lại nông nghiệp, động lực để phát triển nông nghiệp vùng Trung du miền núi phía Bắc [30/09/2020]Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quan trọng trong bảo vệ, giữ gìn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái; đây cũng là nơi tích trữ và cung cấp nguồn nước cho cả vùng Bắc Bộ. Vùng có nhiều lợi thế, tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, như: (1) Có đường biên giới dài, nhiều cửa khẩu Quốc tế và đường tiểu ngạch tạo điều kiện thúc đẩy giao thương, xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp, nông sản hàng hóa; (2) Các yếu tố tài nguyên thiên nhiên nội tại giúp cho phát triển nông nghiệp đa dạng về cơ cấu sản phẩm với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cả nhiệt đới và ôn đới; (3) Quy mô đất đai rộng lớn, với các nhóm đất thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao.Tổng diện tích cây ăn quả cả nước năm 2019 đạt 1,067 ngàn ha. Diện tích cây ăn quả các tỉnh phía Nam liên tục tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các vùng, địa phương và các thời kỳ.Trước thông tin 90% người Việt dùng gạo "bẩn", Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định: Hoàn toàn sai sự thật [07/09/2020]Vừa qua, một số cơ quan báo chí có trích lời của đại diện một doanh nghiệp tại một cuộc tọa đàm với nhận định: 90% người Việt đang ăn gạo "bẩn". Về nhận định này đối với gạo Việt, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khẳng định: Hoàn toàn sai sự thật.Nhiều doanh nghiệp ký hợp tác tiêu thụ ngô sinh khối [03/09/2020]Các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi đã ký hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngô sinh khối với nhiều địa phương phía Bắc trong vụ đông năm 2020.
Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần [17/08/2020]Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân dự thảo Tiêu chuẩn Quốc giaGiống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia “Giống cây ăn quả-Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Phần 3: Chuối” và “Giống cây công nghiệp lâu năm-Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Phần 1: Cà phê”.
Ngày 12/6/2020, tại Thái Nguyên, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất chè bền vững”. Tại Hội nghị các đại biểu đã tham luận nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm biến cây chè không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội mà còn là cây làm giàu cho người trồng chè.
- THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Liên kết website
- THỐNG KÊ TRUY CẬP
-
Đang online: 64 Hôm nay: 1433 Tổng lượt truy cập: 11426934
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?Đầy đủ, phong phúTạm đượcCần bổ sungBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1221 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Đầy đủ, phong phú | 72,3 72,3% |
883 phiếu | |
Tạm được | 9,1 9,1% |
111 phiếu | |
Cần bổ sung | 18,6 18,6% |
227 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt